3.3.4 Làm quen với hàm (2)

Chúng ta tiếp tục với hàm square, định nghĩa của hàm sẽ như sau →

Lưu ý: việc chuyển một khai báo thành định nghĩa đòi hỏi phải thêm thân hàm, và khi đó thân hàm sẽ thay thế cho dấu chấm phẩy kết thúc khai báo (xem trang trình bày trước). Thân hàm không kết thúc bằng dấu chấm phẩy.

Thân hàm của hàm square bao gồm :

  • khai báo biến kết quả, biến này sẽ được sử dụng bên trong hàm và chỉ bên trong hàm
  • biến kết quả được gán giá trị của bằng nhân với chính nó: đây là phương pháp đơn giản và nhanh nhất tính bình phương
  • lệnh cuối cùng của hàm là return: lệnh này có 2 ý nghĩa quan trọng
    • nó chỉ ra giá trị nào được trả về như là kết quả hàm
    • nó kết thúc việc thực hiện hàm

Bây giờ chúng ta sẽ viết một chương trình hoàn chỉnh để sử dụng hàm square vừa tạo ở trên →

Các tham số được định nghĩa trong hàm được gọi là các tham số hình thức. Các giá trị thực sự truyền cho hàm (tồn tại bên ngoài hàm) được gọi là các tham số thực.

Việc gọi hàm chỉ là tên của hàm được gọi cùng với các giá trị truyền (passed) vào hàm bằng các tham số thực tế. Như bạn thấy, chúng ta đã khai một biến tên là arg và gán cho nó giá trị là 2.0. Tiếp theo, chúng ta đã gọi hàm square, đưa biến arg vào như là đối số của nó (tham số thực tế).

Kết quả của hàm sau đó được đưa ra màn hình và hiển thị:

The second power of 2 is 4″

Có thể đặt hàm square sau hàm main không ? Có, nhưng đừng quên rằng trình biên dịch phải nhận thức được tất cả các đặc tính của hàm trước khi nó được gọi. Vì vậy, bạn phải đặt các khai báo hàm trước lời gọi hàm đầu tiên.

Hãy xem đoạn mã sửa đổi ở đây →

Lưu ý: bạn có thể bỏ qua tên tham số hình thức trong nguyên mẫu hàm (giống như khai hàm ở trên)

Ok, let’s go. Bây giờ bạn đã sẵn sàng để tìm hiểu về một số tính năng nâng cao hơn của hàm.